Saturday 24 December 2011

Giáo hoàng lên án Giáng sinh thương mại

Giáo hoàng lên án Giáng sinh thương mại

Cập nhật: 05:07 GMT - chủ nhật, 25 tháng 12, 2011

Giáo hoàng Benedict XVI
Giáo hoàng Benedict XVI trông yếu hơn trong lễ Giáng sinh năm nay
Giáo hoàng Benedict XVI lên án sự thương mại hóa ngày lễ Giáng sinh khi ông chủ trì thánh lễ Giáng sinh truyền thống tại Nhà thờ thánh Peter ở Rome.
Trong bài diễn văn của mình, Ngài đã kêu gọi các tín đồ Thiên chúa giáo ‘hãy nhìn xuyên qua những sự hào nhoáng bên ngoài của ngày lễ này và tìm thấy ở dưới nó là Chúa hài đồng trong chuồng ngựa ở Bethlehem’.
Giáo hoàng Benedict, năm nay 84 tuổi, đã đứng trên một bục di động để giúp đỡ ông di chuyển.
Ngài sẽ có bài diễn văn Urbi et Orbi (Gửi đến Thành Rome và Thế giới) trong ngày 25/12.
Trong khi đó, những người hành hương và khách du lịch Thiên chúa giáo từ khắp nơi trên thế giới đã tề tựu tại Bethlehem vào đêm 24/12 để tham dự lễ Giáng sinh.
Đỉnh điểm của buổi lễ là thánh lễ vào lúc nửa đêm tại nhà thờ Chúa Giáng sinh 1.700 tuổi vốn được xây dựng tại điểm mà người ta tin rằng Chúa Jesus đã chào đời.
Khoảng 120.000 người đã đổ về khu vực Bờ tây của lãnh thổ Palestine, tăng 30% so với năm ngoái, các quan chức Palestine cho hay.
Thánh lễ đêm Giáng sinh tại Rome được đẩy lên sớm hơn hai giờ vào lúc 10 giờ tối giờ điạ phương nhằm tránh cho Giáo hoàng một đêm thức khuya.
Trong bộ lễ phục màu vàng và kem, Giáo hoàng chậm rãi bước qua các hàng ghế trong Nhà thờ thánh Peter trên bục di động.
Ông kêu gọi các tín đồ hãy tập trung vào câu chuyện về sự ra đời của Chúa Jesus và nói rằng điều này sẽ giúp các tín đồ tìm thấy ‘niềm vui và ánh sáng thật sự’.
Ngài bày tỏ sự đau buồn trước tình trạng bạo lực vẫn còn tồn tại trên thế giới và cầu nguyện cho những người phải đón Giáng sinh trong đói nghèo và đau khổ.
Ngay cả khi sức khỏe của Giáo hoàng giờ đây đã yếu hơn, thông điệp của Ngài vẫn mạnh mẽ, phóng viên BBC Alan Johnston cho biết.
Ông cũng đã ban phước lành và đọc thông điệp tại Quảng trường thánh Peter trước hàng chục nghìn tín đồ đến từ khắp nơi trên thế giới.

Biến động tại Trung đông

Ở Bethlehem, Giáo trưởng Jerusalem Fuad Twal chủ trì thánh lễ lúc nửa đêm tại Nhà thờ Chúa Giáng sinh.
Ông bước qua cánh cổng lớn giữa hàng rào an ninh gây tranh cãi của Israel vốn phân cách Jerusalem với Bethlehem và đến Quảng trường Manger, nơi ông được chào đón bằng một dàn kèn túi.
Giáo trưởng Twal, một người gốc Palestine nhưng lại là công dân Jordan, đã bày tỏ sự quan ngại về hoàn cảnh của những người Thiên chúa giáo trong những biến động hiện tại ở Trung Đông và kêu gọi họ ủng hộ những bước tiến về phía tự do và dân chủ.
Bài diễn văn trong thánh lễ nửa đêm của ông kêu gọi sự quay trở lại của ‘yên bình và hòa giải ở Syria, Ai Cập, Iraq và Bắc Phi.’
“Ôi Chúa hài đồng ở Bethlehem, trong năm mới này, chúng con đặt vào đôi tay Ngài vùng Trung đông đầy bất ổn này, và trên hết, tuổi trẻ của chúng con với những hoài bão đúng đắn tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn vốn gặp trở ngại do tình hình kinh tế chính trị,” diễn văn của ông có đoạn.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cũng tham dự các nghi thức Giáng sinh tại Bethlehem.
“Tôi cầu nguyện cho người Palestine năm tới sẽ là năm thực hiện được hòa bình trên các vùng đất bị chiếm đóng của người Palestine,” ông nói.
Thị trưởng Bethlehem Victor Batarseh cũng nói rằng ông hy vọng lễ hội Giáng sinh sẽ giúp người Palestine đến gần với g̣iấc mơ đạt được nhà nước.
source
BBC Vietnamese

Wednesday 21 December 2011

Hình ảnh hang đá Bê Lem – Nơi Chúa Giêsu sinh ra 2000 năm trước.



Mời quý vị và các bạn xem hình ảnh nơi Chúa sinh ra đời, nay thuộc phần đất của Palestine.  Dù quý vị thuộc tôn giáo nào..  cũng nên xem “thánh tích”   .. qua  Internet.. cho biết !!!
Hang Đá Bê Lem – Nhà Thờ Giáng Sinh
Grotto of Bethlehem – The Church of Nativity
Tọa lạc cách thành phố Jerusalem 8 km về hướng Nam, nhà thờ Giáng Sinh ở Bêlem là một trong những nhà thờ cổ nhất trên thế giới có sinh hoạt liên tục từ lúc xây dựng vào thế kỷ thứ tư đến nay.
Nhà thờ được xây cất ngay trên hang đá Bê lem. Chứng cứ đầu tiên về hang Bê lem được tìm thấy trong quyển sách của ông Justin Martyr viết vào khoảng năm 160.
Năm 327 thánh nữ Helène, mẹ của hoàng đế Constantin I cho xây cất nhà thờ Giáng Sinh.
Năm 529 nhà thờ bị đốt cháy trong cuộc nỗi dậy Samaritan.
Năm 565 hoàng đế Justinian I cho xây dựng lại và tồn tại đến nay.
Khi Bê lem bị người Ba Tư xâm chiếm vào năm 614, viên chỉ huy Shahrbaraz đã không ra lệnh tiêu hủy nhà thờ này vì nhìn thấy hình ba vị Vua phương Đông với trang phục của dân Ba Tư.
Trong các lần chiến tranh với Hồi giáo, nhà thờ đã ngụy trang bằng cách làm cổng vào nhỏ lại và mặt tiền không có vẽ là nhà thờ.  Đó là lý do tại sao ngày nay nhà thờ Giáng Sinh không có chút gì uy nghi cao cả.
Có lẽ nhờ thế, nhà thờ Giáng Sinh đã giữ được tinh thần đơn sơ khó nghèo như lúc Chúa sinh ra cách nay 2000 năm!
Khu nhà thờ Giáng Sinh nhìn từ quảng trường Máng Cỏ (Manger Square)

Phải lại gần hơn mới thấy cổng vào nhà thờ

Và phải cúi mình xuống mới vào được

Chánh điện bên trong nhà thờ – Trên nền nhà là nơi khai quật…

các nhà khảo cổ đã tìm được nền nhà thờ cũ từ năm 327

Tới gần bàn thờ – chú ý phía bên phải nơi có người đứng là cổng xuống hang đá Bê Lem

Bên trái bàn thờ có hình Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng với nến cháy lung linh

Và khi tắt nến

Cổng bước vào hang đá Bê Lem

Hành lang nhỏ dẫn tới hang đá Bê Lem

Bước xuống các bậc thang là nơi Con Chúa Ra Đời. Bên phải: nơi Chúa sinh ra – Bên trái: máng cỏ

Máng cỏ nơi Chúa nằm sau khi sinh ra

Nơi Chúa Giêsu sinh ra được đánh dấu với ngôi sao 14 cánh

Các chữ vòng quanh bên trong ngôi sao: Hicde Virgine Maria Jesus Christus Natus Est
Có nghĩa là: Nơi đây Trinh Nữ Maria đã hạ sinh Đức Giêsu Kitô

Chính diện hang đá Bê Lem

Các hàng cột bên trong nhà thờ

Xen kẻ các bình đèn

Theo kiểu Chính Thống Giáo

Tạm biệt hang đá Bê Lem

Tạm biệt nhà thờ Giáng Sinh

Phía trước Nhà Thờ Giáng Sinh là Quảng Trường Máng Cỏ với đền thờ Hồi giáo.

source
tredeponline.com

Saturday 17 December 2011

Những cuộn Thánh Kinh xưa 4.000 năm


Những cuộn Thánh Kinh xưa 4.000 năm
(VienDongDaily.Com - 05/12/2011)
Cậu bắc tay lên miệng làm loa, hô lên mấy tiếng gọi dê, nhưng chỉ có tiếng của cậu vang vọng lại, còn dê vẫn im lìm. Thấy vậy cậu bé đành chịu khó leo lên đến tận nơi để tìm kiếm.
Hồ Sĩ Viêm/Viễn Đông

Nhà báo Hồ Sĩ Viêm vừa qua đời tại Quận Cam, Nam California, ngày 28-11-2011, hưởng thọ 83 tuổi. Trước khi mất, ông đã giao lại cho nhật báo Viễn Đông một khối lượng bài viết gồm hàng trăm bài, để đăng dần trên trang Thế Giới Quanh Ta mỗi Thứ Ba hàng tuần và để chọn lọc in thành sách. Quyển sách có cùng tựa đề Thế Giới Quanh Ta đã được Công ty nhật báo Viễn Đông ấn hành vào tháng 3-2011.
-----------


Những cuộn Thánh Kinh xưa tìm thấy ở vùng Biển Chết - ảnh: Israel Antiquities Authority, 1993

Sự kiện tìm ra những cuộn Thánh Kinh xưa trên 4.000 năm, đúng là một sự ngẫu nhiên, vô tình. Hôm đó vào năm 1947, một cậu bé 15 tuổi người Bedouin, tên là Muhammad adh-Dhib, thuộc một sắc dân du mục thường sinh sống trên sa mạc, đang chăn một bầy dê trên một sườn núi cạnh vùng Biển Chết. Mê say ngắm trời biển, cậu lãng quên không để ý gì đến bầy thú trong một khoảng khắc. Rồi... choàng tỉnh, như qua một giấc mơ, cậu đếm lại bầy dê, thì thấy thiếu một con. Ngoảnh đi, ngoảnh lại, tìm quanh quẩn không thấy đâu, cậu đã thấy lo lo, nhưng nỗi vui chợt đến, khi cậu nhìn thấy bên kia vách núi, cửa một chiếc hang đen ngòm, có lẽ là khá sâu. Cậu bắc tay lên miệng làm loa, hô lên mấy tiếng gọi dê, nhưng chỉ có tiếng của cậu vang vọng lại, còn dê vẫn im lìm. Thấy vậy cậu bé đành chịu khó leo lên đến tận nơi để tìm kiếm. Mới đầu vì choáng nắng, cậu thấy hang tối om và sâu hun hút, nên không dám bước vào. Cậu nhặt một hòn đá vừa tầm tay, thẳng cánh ném mạnh vào để đuổi dê. Quả thật có con dê nằm tránh nắng bên trong chạy ra, nhưng từ trong sâu cũng có một tiếng “choang” lớn vọng theo. Cậu bé ngạc nhiên lắm, vì biết rằng hòn đá của cậu đã được ném trúng vào một cái bình, hay cái vại bằng đất nung nào đó, nên nó mới có tiếng vỡ như thế. Tuy vậy, vì có một mình, nên cậu cũng không dám vào, mà đành đuổi đàn dê về nhà, để hôm sau rủ thêm một người bạn, để cùng đi thám thính cho thỏa tính tò mò.


Qumran ở Bờ Tây, nơi tìm thấy những cuộn Thánh Kinh cổ xưa - ảnh: Effi Schweizer, 2007.

Hôm sau hai cậu bé rủ nhau đi mang kèm theo vài bó đuốc để lỡ cần đến. Chiếc hang này cửa ra vào nhỏ, nhưng phía trong rộng lắm và hòn đá cậu bé vô tình ném vào đã trúng vào một chiếc bình bằng sành làm nó vỡ toang, lộ ra bên trong những cuộn giấy cổ xưa cuốn ngoài bằng vải gai. Chính ra, nếu không có hòn đá từ trên cao bay vòng xuống rớt trúng, thì dù có người vào thám thính, cũng rất khó tìm thấy những chiếc bình sành này, vì nó nằm kín sâu sau một tảng đá lớn nữa. Hai cậu bé liền nhặt vài cuộn đem ra ngoài sáng để nhìn cho rõ, thì thấy đây là loại giấy cổ xưa như làm bằng da và trên đó viết bằng một thứ chữ kỳ lạ. Tuy không hiểu là gì, nhưng hai cậu bé cũng cảm thấy có sự gì kỳ bí và đoán ra những cuộn giấy quá cũ kỹ này chắc cũng có một giá trị nào đó. Do vậy vài hôm sau họ xách vài cuốn đến chợ Bethlelem để hỏi một vị tu sĩ Hồi Giáo. Hai cậu bé này không thể ngờ rằng các em đã là người đầu tiên tìm ra tài liệu viết tay cổ xưa nhất của nhân loại và là một sự khám phá quan trọng nhất trong thế kỷ.
Chẳng bao lâu, nguồn tin này lan rộng ra toàn thế giới và từ đó người ta đặt tên cho những cuộn tài liệu viết tay cổ xưa nhất này là “Dead Sea Scroll”, lý do chúng đã được tìm thấy ở hang động, cách Biển Chết có l dặm. Sau đó người ta còn tìm thêm được tại các thành cổ đổ nát Qumran và trong 11 hang động của những ngọn núi gần đó cũng những tài liệu viết tay cổ xưa có tới trên 4.000 năm. Tuy nhiên, nhiều tài liệu vì qua thời gian quá dài đã mủn nát thành những mảnh nhỏ ghép lại rất khó. Tra cứu tìm tòi các nhà bác học đã thấy những cuốn tài liệu này phần lớn viết bằng tiếng Hebrew, chữ chính của người Do Thái, ngoài ra một số viết bằng tiếng Hy Lạp rồi tiếng Aramaic, có lẫn thổ ngữ Nabataean.
Sau thời gian dài nghiên cứu cặn kẽ, các nhà bác học xác định rằng thời kỳ viết những cuộn tài liệu này khởi đầu từ thế kỷ thứ hai trước Công Nguyên và chấm dứt khoảng năm 70 đến 80 sau CN, năm đương thời với Chúa Jesus Christ, tức thời kỳ người Do Thái bị đuổi ra khỏi thành Jerusalem và khỏi mảnh đất quê hương của họ để tản mát lang thang trên khắp địa cầu trên thời gian dài gần 2.000 năm. Cuộn tài liệu viết tay cổ xưa có chép lại những mẩu chuyện đã xẩy ra từ 2.000 năm trước nữa và cũng chép lại hầu như toàn thể cuốn Cựu Ước Kinh, những câu sấm truyền của nhà Tiên tri Isalah, cũng như ghi lại những Giáo Điều trong Do Thái Giáo.
Hiện nay những cuộn “Dead Sea Scroll” này đang được cất giữ tại một thư viện của người Do Thái tại Jerusalem và được gọi là Những Cuộn Thánh Kinh nơi vùng Biển Chết. Tại sao những cuộn Thánh Kinh này lại phải cất giấu ở những nơi thật hiểm hóc, khó tìm? Dựa theo những đồng tiền của Đế Quốc La Mã phát hành ngày đó được tìm thấy, các nhà khảo cổ đã suy luận rằng người Do Thái cổ hồi đó, bị sống dưới sự đô hộ của người La Mã, nhưng ý chí quật cường của họ không suy giảm. Họ âm thầm tổ chức cuộc chống đối, nhưng lo xa hơn, họ đã chở đi giấu trước những cuộn Thánh Kinh, hầu mong để lại cho hậu thế, khỏi bị quân thù đốt cháy.

Vài dòng lịch sử của người Do Thái

Theo Thánh Kinh, người Do Thái đầu tiên được đề cập tới là ông Abraham. Ông này mãi tới khi ngoài 100 tuổi mới sinh được một người con tên là Isaac và khi Isaac lớn lên lấy được một người con gái mà ông yêu quí có tên là Rebek'ah. Hai vợ chồng này sinh được hai người con trai, nhưng tính xung khắc nhau nên Isaac phải gửi một người con tên là Jacob sang ở với một người thân tại một miền thật xa có tên là Ha'ran. Hồi đó Đạo giáo chưa cấm đàn ông lấy 2 vợ, nên Jacob lấy cả 2 chị em và sinh được 12 người con.
Trong số các người con này có một người tên là Joseph, tính nết hiền lành được Jacob yêu mến, nhưng cũng vì thế mà các người con khác ganh tÿ. Đồng thời Joseph còn thật thà thuật lại một giấc mơ, trong đó anh thấy mấy anh em phục lạy dưới chân mình. Từ chuyện đó họ càng thêm thù ghét Joseph. Cho đến một hôm Joseph được cử đi chăn cừu tại một chân núi thật xa nhà. Được dịp mấy người anh em khác kéo nhau tới, gây gổ, định giết Joseph. Bỗng một toán thương nhân chở hàng đi qua, các anh em này vội đổi ý kiến bán luôn Joseph làm nô lệ để lấy một số tiền. Họ trở lại nhà đem theo cái áo choàng của Joseph có tẩm máu cừu để cho Jacob tin tưởng là đứa con yêu dấu của mình bị thú rừng giết chết.
Lúc đó Joseph mới có 17 tuổi, được đoàn thương buôn đem tới Ai Cập và tại đây họ bán cho một người có tên là Potiphar, là một vị quan cận thần của Vua Pharaoh. Biết thân phận mình, nên Joseph làm việc rất cần mẫn để được lòng chủ. Quả, anh ta đã được yêu mến, nhưng lại được yêu bởi bà chủ. Người đàn bà này thấy Joseph đẹp trai, khỏe mạnh, nên gạ chung chạ với mình. Joseph không chịu, do vậy bà ta tức giận, vu cáo với chồng là Joseph định hãm hiếp mình. Potiphar, nghe lời vợ tức giận quá, nên nhốt Joseph vào ngục. Thấy Joseph dễ thương, chính người cai ngục cũng yêu mến nên cất nhắc anh ta làm chủ của các tù nhân khác. Trong lúc đó lao ngục lại thêm hai người tù nhân mới. Một người người giữ trọng trách lo rượu cho vua, một người làm bánh. Cùng đêm đó hai người nằm mơ, hai giấc mơ khác nhau. Họ đang bàn tán thì Joseph đi qua chợt nghe thấy. Vốn được thần linh trợ giúp, nên Joseph đã hiểu ngay hai giấc mộng, nên anh ta nói với người làm bánh rằng, chỉ 3 ngày nữa ông này sẽ bị chặt đầu. Còn đối với người hầu rượu, Joseph cho hay trong bốn ngày nữa, ông này sẽ được Vua nghĩ lại, tha tội cho và cho giữ nhiệm vụ cũ. Nói xong anh ta còn dặn người hầu rượu, lúc đó hãy nghĩ đến Joseph, để xin tha cho anh ta. Ba, bốn ngày sau, quả nhiên mọi việc đều xẩy đúng như lời Joseph tiên đoán. Tuy nhiên khi trở lại chức vụ cũ rồi, người hầu rượu quên hẳn Joseph. Mãi hai năm sau, chợt một đêm nhà Vua nằm mơ thấy một giấc mơ kỳ lạ. Sáng dậy, ông cho vời một nhà thông thái để vào đoán mộng, nhưng người này suy nghĩ mãi không ra. Lúc bấy giờ người hầu rượu mới chợt nghĩ tới và tiến cử Joseph.
Trước sân rồng, Joseph được nhà Vua kể rằng, Vua mơ thấy có 7 con bò thật béo, thật đẹp. Rồi sau đó lại thấy 7 con bò khác ốm tong teo, trơ cả xương. Nhưng rồi 7 con bò ốm đã ăn thịt cả 7 con bò béo. Joseph đã đoán rằng 7 con bò béo đã biểu hiệu cho 7 năm được mùa rất lớn tại Ai Cập còn 7 con bò ốm là biểu hiệu cho 7 năm tiếp đó thu hoạch mùa màng sẽ rất kém. Đoán xong, Joseph còn đề nghị với nhà Vua hãy chọn lựa những người giỏi để thu mua lúa vào những năm được mùa, hầu dự trữ cho 7 năm sau. Nghe vậy nhà Vua rất hài lòng và cắt cử ngay Joseph làm vị quan phụ trách vấn đề đó. Quả nhiên 7 năm đầu tiên, mùa màng của Ai Cập rất tươi tốt, số thu hoạch rất lớn, nhưng qua năm thứ 8 vì thời tiết xấu, nên mọi nơi đói kém, người dân không đủ ăn. Dĩ nhiên những điều tiên đoán của Joseph đều đúng hết, nên ông ta trở thành một nhân vật quan trọng kế cận với Vua. Lúc bấy giờ nhà Vua mới sai Joseph mở kho, phát chẩn thực phẩm cho dân chúng.
Hôm đó, đứng nhìn đoàn người đến nhận phát chẩn, Joseph nhận ra 10 người anh mình. Nhớ tới giấc mơ ngày xưa, chính những người này đã phủ phục dưới chân, nên Joseph cho là Chúa đã định trước, đã có ý đưa mình đến Ai Cập, nên anh bỏ hết hận thù, trở lại yêu mến gia đình mình như xưa. Tuy nhiên, để hiểu tình cảnh gia đình mình hơn nữa và để thử lòng mấy người anh em, ông sai lính giam họ vào một phòng trong dinh với lý do nghi ngờ họ là những gián điệp. Hiện nay, Joseph to lớn hơn xưa và nhất là vì quyền uy quá cao và quần áo đẹp đẽ, nên không một ai nhận ra anh ta. Do đó, Joseph được biết cha già còn sống và một người em ở lại nhà trông nom. Đã có ý định, nên Joseph chỉ cấp phát cho ít lương thực, hẹn kỳ sau sẽ cấp phát nhiều, nhưng phải để một người khác ở lại trong nom cha, còn người em út tên là Benjamin phải lên theo. Quả nhiên, chỉ một thời gian ngắn, ăn hết lương thực họ lại kéo lên. Lần này, Joseph mới mời tất cả vào phòng mình và sau khi đuổi hết quân hầu ra, ông mới tỏ lộ chân tướng và mấy anh em đã ôm lấy nhau, mừng mừng, tủi tủi, trong niềm hạnh phúc tràn ngập. Ông đã tha thứ tất cả mọi điều lỗi xưa và vào tâu với vua mọi sự việc của gia đình mình. Quá yêu mến Joseph, nên nhà Vua hưởng ứng ngay sự xum họp của gia đình Joseph và cấp phát ngay ngựa, xe và binh lính về tận quê để đón gia đình.
Gia đình của cụ Jacob hiện giờ đã quá lớn, nào ông bà, gia đình con và cháu chắt, tổng cộng tất cả đến hơn 70 người. Họ kéo nhau bắt đầu định cư tại Ai cập. Họ đều được gọi là Israelites, tức gia đình Israel, vì Chúa đã đổi tên ông Jacob thành Israel, ta dịch là Do Thái. Dân tộc Israel có sự hiện diện tại Trung Đông bắt đầu từ ngày đó và sẽ trải qua biết bao nhiêu sự thăng trầm, hợp tan, tan hợp suốt dòng lịch sử trên 4.000 năm.

Nguồn: http://www.viendongdaily.com/nhung-cuon-thanh-kinh-xua-4000-nam-m4YGSSuE.html
Hồ Sĩ Viêm/Viễn Đông
source
Vien Dong Daily